Bài viết về cách chọn nồi inox trong net, tuy nhiên có một số thông
tin được bổ xung thêm để hoàn chỉnh, vì lý do không chính xác, không đầy
đủ.
Trong xu hướng sử dụng đồ nhà bếp hiện nay, các vật dụng bằng inox đang là ưu tiên chọn lựa hàng đầu, bởi đó là chất liệu tốt nhất để chứa đựng và nấu chín thực phẩm. Ngoài ra, độ bền của nồi inox cũng là yếu tố được các bà nội trợ ưa chuộng.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu xoong nồi làm bằng inox như Happy Cook, Sunhouse, Elegan, Queen Star, Zebra, Goldsun… Trọn bộ thông thường bao gồm 3 xoong nồi (có nắp) với 3 kích cỡ khác nhau và một cái chảo, giá dao động từ 200.000 đến trên 1.000.000 đồng.
Không có gì khó mua như nồi inox. Chúng có vô vàn mức giá đến nỗi bạn không thể nhìn mặt mà đoán giá bao nhiêu. Sở dĩ chúng “vô giá” như vậy là vì chất liệu rất phong phú. Hiện nay nồi niêu, xoong chảo inox được sản xuất từ 3 loại inox 18/10, 18/0 và 18/8. Inox 18/10 là loại không gỉ sét, bóng loáng tạo cảm giác sạch, vệ sinh, cao cấp, sang trọng và có giá thành cao. Inox 18/0 – 18/8 và các loại inox pha tạp chất kém chất lượng khác sẽ mau gỉ sét, thậm chí không phù hợp dùng cho thực phẩm.
[Việc nói inox 18/0 hoặc 18/8 pha tạp chất kém chất lượng là không chính xác: để tạo hợp kim không rỉ họ sẽ cho vào đó một số phần trăm Chrome và con số 18 có nghĩa là 18% Chrome, và chrome có tác dụng chống sét rỉ, số 0, số 8 hoặc số 10 trong hợp kim 18/ xx là hàm lượng Nickel, có tác dụng chống acid ăn mòn. Vậy hợp kim 18/0 , 18/8 sẽ không bền trong acid như 18/10 nhưng về mặt chống sét rỉ thì không kém gì 18/10. Ngoài ra 18/0 hoặc 18/8 cứng hơn, không mềm như 18/10, đặc tính này khiến hợp kim 18/0 hoặc 18/8 trong nhiều trường hợp có lợi thế hơn 18/10. Theo Wiki hợp kim không sét rỉ được định nghĩa:
Thép không rỉ được xác định với thành phần chrome lớn hơn 10,5 % , được hòa tan trong cấu trúc Austenitic hoặc ferritic của kim loại. Với lượng chrome cao, một lớp bảo vệ từ chrom-oxid sẽ tự hình thành trên bề mặt hợp kim. Các chất khác dùng trong hợp kim như Nickel (Ni) , molybdenum (Mo), Manganese (Mn), Niobium (Nb), sẽ nâng khả năng chống sét rỉ lên cao hơn cũng như các đặc tính cơ học của hợp kim sẽ tốt hơn. Dùng Chrome làm thành phần trong hợp kim giá thành của hợp kim sẽ rẻ hơn dùng Nickel.
Nichtrostender („rostfreier“) Stahl zeichnet sich durch einen Anteil von mehr als 10,5 Prozent Chrom[1] aus, der im austenitischen oder ferritischen Mischkristall gelöst sein muss. Durch diesen hohen Chromanteil bildet sich eine schützende und dichte Passivschicht aus Chromoxid an der Werkstoffoberfläche aus. Weitere Legierungsbestandteile wie Nickel, Molybdän, Mangan und Niob führen zu einer noch besseren Korrosionsbeständigkeit oder günstigeren mechanischen Eigenschaften. Da Chrom als Legierungselement preisgünstiger ist als Nickel, wird ein höherer Chromanteil bei kleinerem Nickelanteil (gleiche Korrosionsbeständigkeit vorausgesetzt) bevorzugt. ]
Ngoài ra, bộ nồi 3 đáy (giúp tỏa nhiệt đều, tránh vết cháy đen khi nấu) đắt hơn hẳn nồi 1-2 đáy. Không chỉ là chất liệu và độ dày, giá thành còn phụ thuộc vào độ lớn nhỏ của nồi – thương hiệu, kiểu dáng, đa tính năng (có dùng được cho bếp từ hay không?).
[Thế nào là nồi 3 đáy (đắp đáy 3 lớp) ?, Đúng ra chất liệu inox đẫn nhiệt không tốt ! Dùng nồi một lớp bằng inox, nấu quá lửa thường dẫn đến tình trạng bị cháy cục bộ, so sánh thông số dẫn nhiệt của các loại kim loại:
- Inox 18/10: λ (w/mk) = 15
- Đồng: λ (w/mk) = 401
- Nhôm: λ (w/mk) = 236
Theo trên, khả năng dẫn nhiệt của đồng cao nhất với 401, trong khi inox rất thấp. Khi nấu nồi inox 1 lớp, nhiệt tản ra không kịp khiến nhiệt độ chỗ tiếp xúc lửa bị tăng lên quá cao.
Để cân bằng khuyết điểm này, người ta tạo ra nồi 3 lớp, lớp ngoài dưới dáy tiếp xúc với mặt bếp, lớp lõi dùng tản nhiệt đều và lớp trong là nồi tiếp xúc thực phẩm. Để nấu được bếp từ, lớp inox ngoài cùng tiếp xúc với bếp phải làm từ inox ferritic, tức là có từ tính, (hút nam châm) , lớp lõi thường được làm bằng nhôm, cao cấp hơn là làm bằng đồng. Chất liệu của nồi là inox 18/10 (không có từ tính) , 18/8 hơi có từ tính. Để kiểm tra các dòng nồi trên thị trường, khi mua chúng ta dùng chìa khóa xe tay ga (có nam châm) rà trên đáy nồi và thành nồi, đáy nồi hút nam chấm , nồi sẽ nấu được bếp từ ]
Điều khó là ở chỗ chất liệu inox rất khó thẩm định bằng mắt thường, muốn biết thật dỏm thì người tiêu dùng phải sử dụng qua một thời gian. Do đó mức giá cũng là một trong những cơ sở để phân biệt “đồng – thau” , vì cái nào cũng là nồi inox và ngoại hình na ná như nhau. Cũng vì tính “vô giá” đó mà các bà nội trợ hay đi siêu thị để lựa mua xoong nồi inox, đắt một tí nhưng không bị lầm, cũng như tránh tình trạng hét giá loạn xạ của các tiểu thương.
Tại các siêu thị, xoong nồi inox thường được đính trọn bộ, và hấp dẫn người mua hàng với mức giá giảm đặc biệt, có khi đến 50%. Tuy nhiên, vì là mặt hàng “vô giá” nên bạn chớ tin vào quảng cáo khuyến mãi. Hãy thử dạo một vòng và xem những sản phẩm khác, những bộ nồi 200.000 đồng (sau khi đã giảm 50%) lúc nào cũng “mỏng te” so với những bộ nồi 400.000 đồng (chưa giảm).
Nếu mua ngoài chợ, bạn không vướng bẫy giảm giá thì lại rơi vào bẫy hét giá. Sau đây là vài mẹo để nhận biết Inox tốt – xấu có tương xứng với mức giá đưa ra hay không:
* Inox tốt có vẻ ngoài chắc chắn từ tay vịn, nắp nồi, cầm khá nặng tay… Độ bóng loáng hoàn hảo. Nếu có nam châm, bạn cũng có thể cho hít thử. Nếu hít nhiều là Inox pha sắt, mau bị gỉ.
[Inox pha sắt là một xác định khá lung tung: Inox là hợp kim trong đó có chứa đến 75 % sắt , vậy inox pha sắt là cái gì ?? ]
* Hàng chính hãng có hộp đầy đủ chi tiết, trên sản phẩm có tem, logo và phiếu bảo hành.
* Loại nồi có 2 – 3 lớp đáy rất dày khi búng tay vào đáy không có âm vang, còn loại mỏng một đáy sẽ tạo âm thanh vang hơn.
* Sản phẩm tốt được đúc liền một khối, không có bất cứ gờ do mối nối hay giáp mí nào. Sờ khắp bề mặt để xem độ phẳng, cũng như có phát hiện vết hàn – lồi lõm không.
* Những sản phẩm chưa dùng đã đen, không bóng loáng không phải do người bán treo bụi, có thể chúng đã bị ôxy hóa do thành phần kim loại kém.
Trong xu hướng sử dụng đồ nhà bếp hiện nay, các vật dụng bằng inox đang là ưu tiên chọn lựa hàng đầu, bởi đó là chất liệu tốt nhất để chứa đựng và nấu chín thực phẩm. Ngoài ra, độ bền của nồi inox cũng là yếu tố được các bà nội trợ ưa chuộng.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu xoong nồi làm bằng inox như Happy Cook, Sunhouse, Elegan, Queen Star, Zebra, Goldsun… Trọn bộ thông thường bao gồm 3 xoong nồi (có nắp) với 3 kích cỡ khác nhau và một cái chảo, giá dao động từ 200.000 đến trên 1.000.000 đồng.
Không có gì khó mua như nồi inox. Chúng có vô vàn mức giá đến nỗi bạn không thể nhìn mặt mà đoán giá bao nhiêu. Sở dĩ chúng “vô giá” như vậy là vì chất liệu rất phong phú. Hiện nay nồi niêu, xoong chảo inox được sản xuất từ 3 loại inox 18/10, 18/0 và 18/8. Inox 18/10 là loại không gỉ sét, bóng loáng tạo cảm giác sạch, vệ sinh, cao cấp, sang trọng và có giá thành cao. Inox 18/0 – 18/8 và các loại inox pha tạp chất kém chất lượng khác sẽ mau gỉ sét, thậm chí không phù hợp dùng cho thực phẩm.
[Việc nói inox 18/0 hoặc 18/8 pha tạp chất kém chất lượng là không chính xác: để tạo hợp kim không rỉ họ sẽ cho vào đó một số phần trăm Chrome và con số 18 có nghĩa là 18% Chrome, và chrome có tác dụng chống sét rỉ, số 0, số 8 hoặc số 10 trong hợp kim 18/ xx là hàm lượng Nickel, có tác dụng chống acid ăn mòn. Vậy hợp kim 18/0 , 18/8 sẽ không bền trong acid như 18/10 nhưng về mặt chống sét rỉ thì không kém gì 18/10. Ngoài ra 18/0 hoặc 18/8 cứng hơn, không mềm như 18/10, đặc tính này khiến hợp kim 18/0 hoặc 18/8 trong nhiều trường hợp có lợi thế hơn 18/10. Theo Wiki hợp kim không sét rỉ được định nghĩa:
Thép không rỉ được xác định với thành phần chrome lớn hơn 10,5 % , được hòa tan trong cấu trúc Austenitic hoặc ferritic của kim loại. Với lượng chrome cao, một lớp bảo vệ từ chrom-oxid sẽ tự hình thành trên bề mặt hợp kim. Các chất khác dùng trong hợp kim như Nickel (Ni) , molybdenum (Mo), Manganese (Mn), Niobium (Nb), sẽ nâng khả năng chống sét rỉ lên cao hơn cũng như các đặc tính cơ học của hợp kim sẽ tốt hơn. Dùng Chrome làm thành phần trong hợp kim giá thành của hợp kim sẽ rẻ hơn dùng Nickel.
Nichtrostender („rostfreier“) Stahl zeichnet sich durch einen Anteil von mehr als 10,5 Prozent Chrom[1] aus, der im austenitischen oder ferritischen Mischkristall gelöst sein muss. Durch diesen hohen Chromanteil bildet sich eine schützende und dichte Passivschicht aus Chromoxid an der Werkstoffoberfläche aus. Weitere Legierungsbestandteile wie Nickel, Molybdän, Mangan und Niob führen zu einer noch besseren Korrosionsbeständigkeit oder günstigeren mechanischen Eigenschaften. Da Chrom als Legierungselement preisgünstiger ist als Nickel, wird ein höherer Chromanteil bei kleinerem Nickelanteil (gleiche Korrosionsbeständigkeit vorausgesetzt) bevorzugt. ]
Ngoài ra, bộ nồi 3 đáy (giúp tỏa nhiệt đều, tránh vết cháy đen khi nấu) đắt hơn hẳn nồi 1-2 đáy. Không chỉ là chất liệu và độ dày, giá thành còn phụ thuộc vào độ lớn nhỏ của nồi – thương hiệu, kiểu dáng, đa tính năng (có dùng được cho bếp từ hay không?).
[Thế nào là nồi 3 đáy (đắp đáy 3 lớp) ?, Đúng ra chất liệu inox đẫn nhiệt không tốt ! Dùng nồi một lớp bằng inox, nấu quá lửa thường dẫn đến tình trạng bị cháy cục bộ, so sánh thông số dẫn nhiệt của các loại kim loại:
- Inox 18/10: λ (w/mk) = 15
- Đồng: λ (w/mk) = 401
- Nhôm: λ (w/mk) = 236
Theo trên, khả năng dẫn nhiệt của đồng cao nhất với 401, trong khi inox rất thấp. Khi nấu nồi inox 1 lớp, nhiệt tản ra không kịp khiến nhiệt độ chỗ tiếp xúc lửa bị tăng lên quá cao.
Để cân bằng khuyết điểm này, người ta tạo ra nồi 3 lớp, lớp ngoài dưới dáy tiếp xúc với mặt bếp, lớp lõi dùng tản nhiệt đều và lớp trong là nồi tiếp xúc thực phẩm. Để nấu được bếp từ, lớp inox ngoài cùng tiếp xúc với bếp phải làm từ inox ferritic, tức là có từ tính, (hút nam châm) , lớp lõi thường được làm bằng nhôm, cao cấp hơn là làm bằng đồng. Chất liệu của nồi là inox 18/10 (không có từ tính) , 18/8 hơi có từ tính. Để kiểm tra các dòng nồi trên thị trường, khi mua chúng ta dùng chìa khóa xe tay ga (có nam châm) rà trên đáy nồi và thành nồi, đáy nồi hút nam chấm , nồi sẽ nấu được bếp từ ]
Điều khó là ở chỗ chất liệu inox rất khó thẩm định bằng mắt thường, muốn biết thật dỏm thì người tiêu dùng phải sử dụng qua một thời gian. Do đó mức giá cũng là một trong những cơ sở để phân biệt “đồng – thau” , vì cái nào cũng là nồi inox và ngoại hình na ná như nhau. Cũng vì tính “vô giá” đó mà các bà nội trợ hay đi siêu thị để lựa mua xoong nồi inox, đắt một tí nhưng không bị lầm, cũng như tránh tình trạng hét giá loạn xạ của các tiểu thương.
Tại các siêu thị, xoong nồi inox thường được đính trọn bộ, và hấp dẫn người mua hàng với mức giá giảm đặc biệt, có khi đến 50%. Tuy nhiên, vì là mặt hàng “vô giá” nên bạn chớ tin vào quảng cáo khuyến mãi. Hãy thử dạo một vòng và xem những sản phẩm khác, những bộ nồi 200.000 đồng (sau khi đã giảm 50%) lúc nào cũng “mỏng te” so với những bộ nồi 400.000 đồng (chưa giảm).
Nếu mua ngoài chợ, bạn không vướng bẫy giảm giá thì lại rơi vào bẫy hét giá. Sau đây là vài mẹo để nhận biết Inox tốt – xấu có tương xứng với mức giá đưa ra hay không:
* Inox tốt có vẻ ngoài chắc chắn từ tay vịn, nắp nồi, cầm khá nặng tay… Độ bóng loáng hoàn hảo. Nếu có nam châm, bạn cũng có thể cho hít thử. Nếu hít nhiều là Inox pha sắt, mau bị gỉ.
[Inox pha sắt là một xác định khá lung tung: Inox là hợp kim trong đó có chứa đến 75 % sắt , vậy inox pha sắt là cái gì ?? ]
* Hàng chính hãng có hộp đầy đủ chi tiết, trên sản phẩm có tem, logo và phiếu bảo hành.
* Loại nồi có 2 – 3 lớp đáy rất dày khi búng tay vào đáy không có âm vang, còn loại mỏng một đáy sẽ tạo âm thanh vang hơn.
* Sản phẩm tốt được đúc liền một khối, không có bất cứ gờ do mối nối hay giáp mí nào. Sờ khắp bề mặt để xem độ phẳng, cũng như có phát hiện vết hàn – lồi lõm không.
* Những sản phẩm chưa dùng đã đen, không bóng loáng không phải do người bán treo bụi, có thể chúng đã bị ôxy hóa do thành phần kim loại kém.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét